» » » » Cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2013

Cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2013

KHA ANH - CHỨC LÊ
Nghệ sĩ MẠNH HÙNG, THU HẰNG, QUỐC ANH
trong vở Quan lớn về làng của Nhà hát Chèo Hà Nội 
Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, các Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức cuộc thi Nghệ thuật Sân khấu Chèo chuyên nghiệp toàn quốc - 2013, diễn ra từ ngày 19-10-2013 đến 1-11-2013 tại Nhà hát Tháng Tám (số 117 Đinh Tiên Hoàng, Q. Hồng Bàng, TP. Hải Phòng). Cuộc thi này nằm trong mục đích tổng kết, đánh giá chất lượng nghệ thuật, hiệu quả hoạt động theo chu kỳ ba năm một lần, đồng thời tôn vinh những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình lao động, sáng tạo nghệ thuật…
Đây cũng là dịp để các đơn vị tập trung xây dựng vở diễn mới phục vụ nhu cầu thưởng thức của nhân dân trong các ngày lễ lớn 2013. 17 trong tổng số 18 đoàn trên cả nước đã đăng ký tham dự 23 tác phẩm (vắng mặt đoàn chèo Yên Bái), theo nhận xét từ ban tổ chức, số vở chèo dự thi năm nay nhiều nhất so với những năm trước. Nhà hát Chèo Hà Nội đứng đầu với ba vở (Vương nữ Mê Linh, Nguyễn Công Trứ, Nắng quái chiều hôm), Nhà hát Chèo Thái Bình, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Chèo Hải Dương có hai vở dự thi, còn lại các đoàn chỉ đăng ký 1 vở, như: Chuyện lạ đời (Nhà hát Chèo Nam Định), Ông vua hóa hổ (Đoàn Chèo Hải Phòng), Bến nước tình người (Đoàn nghệ thuật Chèo Quảng Ninh)…
Cảnh trong vở chèo Cây khế
Nếu ở những lần tổ chức trước, dư luận phản ánh có quá nhiều vở “kịch nói cắm mác chèo”, thì ở lần này những vở chèo dạng này đã ít đi, nhìn chung các vở diễn có đề tài đa dạng, từ lịch sử, dân gian tới hiện đại và đặc biệt là các tác phẩm dự thi lần này không sử dụng kịch bản nước ngoài, mỗi vở có thời lượng từ 90 phút đến 120 phút, được dàn dựng từ năm 2010 tới nay và chưa tham gia bất cứ cuộc Liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp nào. Mỗi tác giả, đạo diễn chỉ được phép tham gia không quá 3 tác phẩm nhằm nâng cao chất lượng tác phẩm dự thi và tạo điều kiện cho các đạo diễn, tác giả trẻ phát huy tài năng.
Các tác phẩm tham dự cuộc thi có chủ đề, nội dung, tư tưởng rõ ràng mang đậm giá trị nhân văn; phản ánh sâu sắc tinh thần bất khuất của cha ông trong lịch sử dựng nước và giữ nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ca ngợi những nhân tố tích cực, những thành tựu mà Đảng và nhân dân ta đạt được trong công cuộc đổi mới; cổ vũ cái đúng, cái tốt đẹp; lên án cái ác, cái thấp hèn và những thói hư tật xấu trong quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội và thiên nhiên.
Đại diện Cục Nghệ thuật cho biết, thể lệ không hạn chế về đề tài đối với tác phẩm tham dự cuộc thi, khuyến khích các tác phẩm hưởng ứng cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí MinhHưởng ứng Nghị quyết Trung ương IV khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”Thực hiện Nghị quyết Trung ương V khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”Các tác phẩm cần có sự tìm tòi, sáng tạo về phương 
Một cảnh trong vở chèo Vương nữ Mê Linh
của Đoàn chèo Hà Nội 
pháp nghệ thuật và hình thức thể hiện nhưng phải giữ đặc trưng của loại hình nghệ thuật Chèo, thể hiện rõ chức năng của văn học - nghệ thuật là: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ và mang tính dự báo cao.

Các vở diễn có chất lượng nội dung và nghệ thuật cao sẽ được tặng thưởng Huy chương Vàng, Bạc. Phần thưởng này cũng được trao cho các cá nhân, nghệ sĩ biểu diễn xuất sắc đạt tiêu chí trong quy chế chấm thi và khen thưởng. Ngoài ra, cuộc thi cũng có tặng thưởng cao nhất cho tác giả, đạo diễn, nhạc sĩ, họa sĩ, biên đạo dàn nhạc có những sáng tạo xuất sắc trong các vở diễn tham dự cuộc thi. 

Trung Tâm đào tạo Tây Nguyên Film

Tây Nguyên Film website đào tạo diễn viên và mc lớn nhất hiện nay - Hãy đóng góp ý kiến để chúng tôi phát triển website ngày một tốt hơn bạn nhé!
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn